Không gian Ngày đăng: 28/12/2020 - Lượt xem: 429
Không gian phòng học là một trong những yếu tố khá lớn quyết định đến việc trẻ có hứng thú học, tập trung trau dồi kiến thức hay không. Dưới đây là một số gợi ý trang trí phòng học và nghỉ ngơi để trẻ thêm hứng thú học tập!
Giai đoạn 6 đến 15 tuổi là giai đoạn trẻ khá hiếu động, mức độ tập trung thấp, do đó, khi thiết kế phòng học cho trẻ, ba mẹ cần lưu ý, căn phòng cần có đủ không gian riêng tư, yên tĩnh để trẻ có thể tập trung trong suốt quá trình học.
Làm thế nào để thiết kế một không gian giúp bé hứng thú học tập?
Bên cạnh đó, ba mẹ cần cân nhắc những yếu tố sau để thiết kế không gian học lý tưởng cho con:
Yếu tố 1: Sự thoáng đãng, đầy đủ ánh sáng
Sự thoáng đãng và ánh sáng tự nhiên sẽ giúp không khí được lưu thông tốt nhất, điều này kích thích não bộ của trẻ hoạt động mạnh mẽ hơn. Ba mẹ tốt nhất nên đặt bàn học của con gần cửa sổ nơi có ánh sáng và không khí tự nhiên dồi dào.
Tận dụng nguồn sáng tự nhiên để bảo vệ đôi mắt của con trẻ
Yếu tố 2: Màu sắc tươi sáng kích thích não
Trong thời kỳ trẻ phát triển tâm sinh lý và não bộ, màu sắc có tác động khá lớn trong sự phát triển này. Phòng học của con nên dùng những màu sắc tươi sáng. Tuy nhiên, không nên chọn những màu sắc quá nổi bật và rực rỡ sẽ khiến trẻ phân tâm.
Màu sắc tươi sáng, đặc biệt là những màu trẻ thích sẽ rất tốt cho sự phát triển não bộ.
Những màu sắc quá mạnh với nhiều hoạ tiết trang trí có thể không phải là lựa chọn tốt cho góc học tập của con.
Yếu tố 3: Các trang thiết bị khác
Trẻ ở giai đoạn này rất khó tập trung, do đó, nếu có điều kiện, ba mẹ nên thiết kế một không gian phòng học tách biệt khỏi không gian phòng ngủ. Nếu diện tích nhà khá nhỏ, ba mẹ có thể thiết kế bàn làm việc tách riêng khỏi giường ngủ để tránh trẻ không bị phân tâm.
Bàn học nên đặt xa khỏi các không gian thư giãn, nghỉ ngơi.
Ngoài ra, nếu trong quá trình học chưa cần dùng máy tính để bàn, ba mẹ nên hạn chế đặt thiết bị này gần bàn học của bé.
Bàn học không nên quá nhiều thiết bị điện tử không cần thiết.
Yếu tố 4: Các yếu tố phong thuỷ
Cũng như các không gian khác trong gia đình, phòng học của bé cần tuân theo một số các yếu tố phong thuỷ. Ví dụ như không nên đặt chỗ ngồi học của trẻ quay lưng đối diện cửa ra vào phòng sẽ khiến bé có cảm giác bất an; không nên để các vật góc nhọn chĩa vào vị trí ngồi của trẻ; tránh đặt gương sau chỗ ngồi học; không nên lắp quạt hoặc điều hòa ngay trên đầu chỗ ngồi học của trẻ vì khí lạnh sẽ khiến trẻ mất tập trung và cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.
Bạn nên để bàn học của bé vuông góc hoặc cùng phía với cửa để bé yên tâm học
Yếu tố 5: Tôn trọng cá tính riêng của trẻ
Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên hứng thú cho trẻ tại phòng học, việc này cũng sẽ khiến con có ý thức hơn trong việc tổ chức không gian riêng cả mình, cũng như tăng sự tự tin khi bé có quyền quyết định và lựa chọn theo sở thích.
Việc này thực ra không hề khó, ba mẹ và bé nên cùng ngồi lại trò chuyện để hiểu sở thích, mong muốn của trẻ về màu sắc căn phòng, vật dụng học tập… Sau đó, lên danh sách và chọn ra các ý tưởng thiết kế phù hợp.
Góc học tập được thiết kế mang cá tính riêng của trẻ sẽ giúp bé hứng thú học tập hơn.
Tiếp theo, ba mẹ và bé hãy thể hiện toàn bộ những ý tưởng vừa bàn bạc lên giấy để có cái nhìn tổng quát nhất về không gian, phân chia bố cục một cách hợp lý. Qua đó, cũng thể kiểm tra lại một lần nữa xem có chi tiết nào bất khả thi trong bản kế hoạch bài trí này và sửa đổi.
Trong quá trình mua sắm, chuẩn bị các vật dụng đồ dùng cần thiết cho không gian học tập, ba mẹ nên cho bé đi cùng để lựa chọn và điều chỉnh theo ý thích.
Cuối cùng, hãy cùng bé bắt tay vào trang trí phòng học của riêng mình, được tự tay trang trí góc học tập theo ý thích, hẳn bé sẽ rất hứng thú và vui vẻ học tập đấy!
Bình luận